Thu nhặt tri thức Tri thức luận

Nguồn tri thức

Có nhiều nguồn tri thức như tri giác (những gì ta cảm nhận), lập luận (sử dụng lý tính), trí nhớ (nhớ về trải nghiệm trong quá khứ), lời chứng thực (người khác nói cho ta biết, đọc sách vở để thu nhận kiến thức,...),...[12][13]

Phân biệt quan trọng

A priori - a posteriori

Các nhà nhận thức luận phân biệt tri thức a priori (độc lập với kinh nghiệm) và tri thức a posteriori (có được thông qua trải nghiệm). Tri thức a priori thường được đạt được qua lập luận hoặc trực giác. Tri thức a posteriori được dẫn xuất từ kinh nghiệm, hoặc có nguồn gốc từ kinh nghiệm (chẳng hạn như thông qua lời chứng thực hoặc trí nhớ).[14]

Phân tích - tổng hợp

Immanuel Kant, trong tác phẩm Critique of Pure Reason, phân biệt các mệnh đề "tổng hợp" và "phân tích". Ông cho rằng một số mệnh đề có thể được biết là đúng chỉ đơn giản là bằng cách hiểu ý nghĩa của nó, ví dụ như các mệnh đề "anh trai của bố tôi là bác tôi" hay "một cộng một bằng hai". Ta biết là nó đúng đơn giản là vì ta hiểu nó muốn nói gì. Những mệnh đề như thế được gọi là mệnh đề phân tích. Một mệnh đề tổng hợp, mặt khác, có các chủ ngữ và vị từ phân biệt, ví dụ như "sáng hôm nay cô ấy đến nhà tôi". Kant tuyên bố rằng các khẳng định toán học và khoa học là các mệnh đề phân tích, nhưng để coi chúng là tri thức, ta phải hiểu chúng muốn nói gì.

Điều này tạo ra một sự phân biệt rõ ràng giữa hai loại tìm tòi: các tìm tòi logic-toán học, nghiên cứu những gì đúng bởi định nghĩa, và những tìm tòi kinh nghiệm, nghiên cứu những gì đúng trong thế giới. Phân biệt này cũng liên quan đến phân biệt tri thức a priori và tri thức a posteriori.

Khoa học như là một quá trình thu nhặt tri thức

Khoa học thường được coi như là một dạng được hoàn thiện, hình thức hóa, hệ thống hóa và thể chế hóa của quá trình mưu cầu và thâu tóm tri thức kinh nghiệm. Do đó, triết học khoa học có thể được xem như là một áp dụng của nhận thức luận, hoặc một nền tảng cho các tìm tòi nhận thức luận.

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tri thức luận http://www2.phy.ilstu.edu/pte/publications/scienti... http://plato.stanford.edu/archives/spr2014/entries... http://www.ethicsdefined.org/what-is-ethics/the-ep... http://www.thuvientructuyen.vn/chi-tiet-sach/triet... https://www.britannica.com/topic/epistemology https://books.google.com/books?id=nq-6CgAAQBAJ&pg=... https://plato.stanford.edu/archives/sum2015/entrie... https://plato.stanford.edu/entries/%7B%7B%7B1%7D%7... https://plato.stanford.edu/entries/apriori/ https://plato.stanford.edu/entries/belief/